Theo khảo sát trên nhiều kênh bất động sản, trong khi giá chung cư trên địa bàn TP Hà Nội nói chung đang chững lại thì giá các loại hình bất động sản khác như nhà trong ngõ vẫn có dấu hiệu tăng giá.
Trong 4 năm qua, kết quả thực hiện Chương trình số 09-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội không chỉ mang lại cuộc sống bình yên cho Nhân dân, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho Hà Nội phát triển.
TP Hà Nội đang triển khai thực hiện quy hoạch, dự án đầu tư cải tạo không gian hồ Hoàn Kiếm và phương án thiết kế, cải tạo Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục nhằm góp phần thay đổi diện mạo Thủ đô, giúp Hà Nội đẹp hơn. Chủ trương này nhận được sự đồng thuận cao, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, cơ quan chức năng cần có quy hoạch chi tiết, tổ chức lấy ý kiến của người dân, chuyên gia để phát huy tốt nhất những giá trị di sản Quốc gia đặc biệt Hồ Gươm…
Cấm xe trên 16 chỗ, tình hình giao thông tại phố cổ Hà Nội có những chuyển biến tích cực. Các doanh nghiệp lữ hành điều chỉnh lịch trình, thuê thêm hướng dẫn viên để dẫn khách ra điểm đỗ xe.
kinhtedothi - Ai đó nói thật đúng, 'Hà Nội bây giờ không chỉ có 'cơm tối, rối nước'.
Vợ chồng doanh nhân Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ từng là thương gia giàu có nức tiếng Hà Nội xưa.
Hồ Gươm có rất nhiều tên gọi, thay đổi liên tục theo thời gian. Trong số đó, có một cái tên rất đặc biệt, có từ thuở xa xưa mà chưa chắc người dân bản địa đã biết đến.
Là một xã nằm ở vùng ven Hà Nội nhưng giá đất tại xã Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm) lại khiến nhiều người choáng váng khi đắt ngang khu vực phố cổ.
Chặng đường lịch sử 95 năm vẻ vang của Đảng ta đã ghi dấu những mốc son đáng nhớ trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Thăm lại những 'địa chỉ đỏ' ở Thủ đô Hà Nội trong những ngày tháng 2 lịch sử, càng thêm thấm thía và tự hào về chặng đường đấu tranh giành độc lập của dân tộc, từ đó nhân lên khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là khắc ghi công ơn của các bậc tiền bối cách mạng, những người đã viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc.
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí, quận Hoàn Kiếm đang xây dựng đề án vùng phát thải thấp (LEZ), trong đó đề xuất mở rộng phố đi bộ và phạm vi hoạt động của xe điện du lịch.
Sáng mùng 1 Tết, đường phố Hà Nội không còn cảnh ùn tắc, tiếng còi xe... thay vào đó là sự tĩnh lặng, bình yên đến nao lòng.
Sáng mùng 1 Tết, khác với ngày thường hối hả, đông đúc và nhộn nhịp, Hà Nội bắt đầu một ngày mới với vẻ đẹp của sự vắng lặng, rất nên thơ, đón chào năm mới Ất Tỵ.
Sáng mùng 1 Tết Ất Tỵ, nhiều người dân Hà Nội chọn cách tận hưởng khoảnh khắc đầu năm theo cách riêng rất đặc biệt.
Nghĩ cũng hay, chỉ có 36 phố phường, lại cứ mặc định như vậy cả nghìn năm có lẻ, ấy thế mà chỉ cần chạm vào cánh cửa văn hóa và âm nhạc ở nơi đây, thì không sao mà khám phá hết được những nét đẹp và giá trị lấp lánh ẩn chứa trong đó.
Một số hộ dân khu vực phố cổ Hà Nội tận dụng vỉa hè, lòng đường để hóa vàng mã trong ngày tiễn ông Công ông Táo về trời khiến cả con phố nghi ngút khói lửa, ảnh hưởng đến môi trường và mỹ quan đô thị.
Khoảng 400 người với trang phục áo dài truyền thống rước những mâm lễ quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm) tái hiện các nghi lễ dịp Tết Nguyên đán của dân tộc.
Khi Tết Nguyên đán cận kề, Hà Nội lại tái diễn cảnh vỉa hè và lòng đường bị lấn chiếm bởi hàng hóa, gây cản trở giao thông và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Theo Quyết định số 71 của UBND TP Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất có hiệu lực từ ngày 20/12/2024, áp dụng đến ngày 31/12/2025, giá đất tại 10 tuyến phố trung tâm chạm ngưỡng 695,3 triệu đồng/m2.
Bảng giá đất mới tăng mạnh là cơ sở để không ít nhà đầu tư đang nắm nhiều đất nền tại Hà Nội và các tỉnh lân cận kỳ vọng cơn sốt sẽ được thổi bùng lên, giá tăng bằng lần trong thời gian tới.
Theo bảng giá đất mới ở Hà Nội, nhiều tuyến phố thuộc quận Hoàn Kiếm có giá cao nhất 695,3 triệu đồng/m2 nhưng thực tế giá trên thị trường lại cao hơn rất nhiều.
Theo bảng giá đất mới, khu vực đắt đỏ nhất Hà Nội là quận Hoàn Kiếm với 695,3 triệu đồng/m2.
Chỉ còn vài ngày nữa sẽ sang năm mới. Bước ra những con phố Hà Nội dịp này, du khách sẽ cảm nhận được không khí tấp nập, vội vã, nhưng cũng mang đầy hương vị của năm mới cận kề...
Hà Nội với bạn có gì để nhớ? Với nhiều người, mùa Thu Hà Nội luôn mang đến những xúc cảm khó quên. Với tôi, Hà Nội mùa nào cũng có phong vị riêng. Mỗi khi Thu đã cạn ngày mà Đông chưa kịp tới, cảm giác háo hức đón chờ gió lạnh đầu mùa lại trở về trong tôi.
Bún mọc là món ăn lý tưởng để thưởng thức trong những ngày trời se lạnh, vừa nóng hổi vừa ngon. Cùng khám phá top 5 quán bún mọc ngon ở Hà Nội mà du khách nên thử khi đến mùa đông.
Nhắc đến nữ đại gia ngành hoa quả nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nữ doanh nhân Nguyễn Thị Phương - Tổng Giám đốc Công ty hoa quả Phương Toản. Khởi nghiệp từ khi còn rất trẻ, với tư duy kinh doanh nhạy bén, am hiểu thị trường, từng bước bà đã xây dựng thương hiệu Hoa quả Phương Toản được nhiều người biết đến. Không chỉ vậy, người tiêu dùng còn ấn tượng bởi sự thẳng thắn, thật thà và tính cách mộc mạc, đậm chất nông dân của bà.
Hiện tại, giá đất ở tại Hà Nội đang được áp dụng theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND TP. Hà Nội. Trong đó, khu vực có giá đất ở cao nhất là khu đường Hàng Ngang, Hàng Đào với giá 162 triệu đồng/m2. Hiện tại, thành phố đang soạn thảo để ban hành Bảng giá đất mới.
Nếu tính theo khung giá đất mới nhất, mặt đường phố Hàng Đào đang là nơi có giá đất cao nhất Hà Nội. Tuy nhiên, trong thực tế, giá nhà tại đây còn cao hơn nhiều so với quy định trong khung giá.
Những bức ảnh đen trắng của hai nhiếp ảnh gia Lê Bích và Andy Soloman (Vương quốc Anh) trưng bày tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ Hà Nội đã đem đến cho công chúng những ký ức đẹp về Hà Nội trong những năm qua.
Mỗi người đã tự chọn những bức ảnh đen trắng về Hà Nội giai đoạn 1992-2012 để giới thiệu trong triển lãm 'Hà Nội-Một thời để nhớ', qua đó gợi lên những ký ức về Thủ đô giai đoạn Đổi Mới.
Để chuẩn bị cho ngày 10/10/1954, bà Trần Thị Kim Quy đã cùng mọi người làm muối vừng, cơm nắm để tặng cho bộ đội về tiếp quản Thủ đô.
Hàng nghìn người đổ về phố Trung thu - Hàng Mã (Hà Nội) để tham quan, chụp ảnh, khiến con phố đông nghẹt người.
Để giảm thiểu tối đa thiệt hại về người do bão số 3 gây ra, theo thông tin từ Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống Thiên tai (Bộ NN-PTNT), tính đến sáng 7-9, lực lượng chức năng các địa phương ven biển, trong đó có Quân đội tham gia đã triển khai thực hiện sơ tán 48.160 người dân đến nơi an toàn.
Thời gian qua, nhiều người trẻ đã lựa chọn đến tham quan, tìm hiểu những di tích lịch sử của dân tộc để vun đắp tình yêu quê hương, đất nước. Một trong những 'địa chỉ đỏ' được các bạn trẻ quan tâm trong những ngày cận kề Quốc khánh 2-9 là ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết 'Tuyên ngôn Độc lập', khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nằm trong khu phố cổ của thủ đô Hà Nội, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945.
Hằng năm, khi trời đất sang thu cũng là lúc lòng người trong cả nước hân hoan chào mừng kỉ niệm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Được sống trong cảnh nước nhà độc lập, quê hương yên bình, non sông thống nhất, đời sống của Nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, chúng ta đều phấn khởi, tự hào và vô cùng biết ơn các thế hệ cha ông thuở trước. Hòa trong niềm vui chung của cả dân tộc, chúng ta bồi hồi xúc động nghĩ về thời khắc lịch sử thiêng liêng, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945.
Hôm nay (1/9), ngày thứ hai trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, các con đường, tuyến phố của Hà Nội vắng xe hơn ngày thường, người dân thảnh thơi uống cà phê, tận hưởng tiết trời thu mát mẻ.
Căn nhà số 48 Hàng Ngang (quận Hoàn Kiếm) xưa là hiệu tơ lụa Phúc Lợi nổi tiếng, thuộc sở hữu của cụ Trịnh Phúc Lợi. Ngôi nhà được con trai cụ là ông Trịnh Văn Bô kế thừa và trở thành một cơ sở tin cậy của Đảng trong nội thành Hà Nội, là nơi ở và làm việc của các cán bộ Trung ương trước Cách mạng tháng Tám. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi thảo bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Ngày Quốc khánh Việt Nam là ngày lễ chính thức của Việt Nam, diễn ra vào ngày 2 tháng 9 hằng năm, kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Với mỗi người dân Việt Nam, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang (phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm) là một 'địa chỉ đỏ' đặc biệt. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết 'Tuyên ngôn độc lập', khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) vào ngày 2-9-1945.